Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

TRÍ TUỆ KINH DỊCH

THẤU HIỂU NHỮNG QUY LUẬT TRIẾT LÝ THÂM SÂU CỦA ĐỜI NGƯỜI



Kinh Dịch là những đúc kết đơn giản nhưng chứa đựng trí tuệ thâm sâu; giải thích sự vận hành của vũ trụ; được đúc kết thành 64 quẻ Dịch ứng với sự diễn tiến của mọi sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống.

Rất nhiều bạn cảm thấy mơ hồ, khó hiểu vì sao chỉ qua 64 quẻ lại có thể thấu được hết quy luật đất trời và giúp định hướng, đưa ra lựa chọn chuẩn xác đến như vậy.

Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về những định nghĩa và quy luật của Kinh Dịch để hiểu sâu hơn về bộ môn được mệnh danh là “Thiên cổ kỳ thư” này, từ đó ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, giúp đưa ra những sự lựa chọn, định hướng và sống hiệu quả hơn.

Trong Kinh dịch - Hệ Từ Thượng có viết: “Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.”

Đầu tiên, nói về Tứ tượng.
Tứ tượng trong Kinh dịch chính là 4 loại lựa chọn.

Con người nhiều khi mông lung, chính là vì không thấy rõ con đường trước mặt có bao nhiêu loại khả năng. Chúng ta sở dĩ nhiều khi bối rối, chính là vì không biết nên đưa lựa chọn thế nào với mỗi khả năng có thể xảy ra.

“Tứ tượng” trong Kinh dịch chính là công cụ cung cấp cho chúng ta căn cứ tốt nhất để lựa chọn.

Tứ tượng được sinh ra bởi lưỡng nghi, tức là Âm - Dương, còn gọi là nghi âm và nghi dương. Sau đó được tổ hợp lại mà thành ra: thượng âm - hạ âm, thượng dương - hạ dương, thượng âm - hạ dương và thượng dương - hạ âm. Trong kinh dịch gọi là Thái dương - Thiếu dương - Thái âm - Thiếu âm.

Bát quái cùng 64 quẻ Kinh dịch được sinh ra, là khả năng tổ hợp của tứ tượng với các hào âm - dương xếp chồng lên nhau mà thành.
Về ứng dụng cụ thể, chính là thể hiện nguyên nhân và kết quả của sự phát triển mọi sự vật đều có 2 mặt: âm và dương.

Khi 2 tổ hợp Âm dương phát sinh mối quan hệ, thì sẽ sinh ra 4 loại tổ hợp âm dương. 4 loại tổ hợp này chính là kết quả của tứ tượng. Toàn bộ sự vật, hiện tượng trên đời chỉ có thể có 4 loại kết quả này mà thôi.

Ví dụ: chúng ta đang cân nhắc làm một việc gì đó và ta đang đứng trước sự lựa chọn là làm hay không làm.
Vậy thì “làm” hay “không làm” ở đây chính là một tổ hợp âm dương.

Bất kể chọn “làm” hay “không làm”, kết quả xảy ra chỉ có 2 loại: một là tốt, hai là xấu.
“Tốt - xấu” ở đây là là một tổ hợp âm dương nữa. Như vậy, kết quả sự việc không có gì ngoài 4 loại:
Nếu “làm”, thì được kết quả tốt.
“Không làm” - được kết quả xấu.
“Làm” - được kết quả xấu.
“Không làm” - được kết quả tốt.

Khi biết được tất cả các khả năng có thể xảy ra, tức là biết được phương pháp lựa chọn. Còn nếu không đoán biết được các khả năng mà vẫn làm, thì giống như đề thi tự điền vào chỗ trống.

Khi ta biết được tất cả các khả năng rồi làm, thì giống như làm đề thi lựa chọn đáp án đúng. Hiển nhiên là tỷ lệ bài thi lựa chọn đáp án đúng, tỷ lệ làm đúng sẽ cao hơn tự suy nghĩ đáp án đề điền vào chỗ trống.

Đơn giản nhất là ta sử dụng phương pháp loại trừ. Trong 4 khả năng, cái nào “ít có khả năng xảy ra nhất?” thì ta có thể loại trừ bớt khả năng đó.
Với các lựa chọn còn lại, ta có thể phân tích thêm.

Thông thường, với mỗi sự việc, ta đều có ít nhiều thông tin về tình huống của việc đó. Những điều này có thể sử dụng làm căn cứ phân tích và lý giải sự việc. Sau khi phân tích, nếu đã có đáp án chính xác thì ta có thể chọn đáp án đấy. Còn nếu vẫn chưa có đáp án xác định, ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp loại suy.

Trong các đáp án có thể lựa chọn đó, sẽ có đáp án có khả năng cao hơn.
Còn nếu đã phân tích đủ kiểu rồi vẫn không ra, ta vẫn có thể chọn ngẫu nhiên trong các đáp án còn lại. Khi đó tỷ lệ chính xác vẫn cao hơn so với chọn bừa trong 4 đáp án hoặc tự điền vào chỗ trống.

Dù sao, cuộc đời cũng có những lúc khó tránh được việc phải bất đắc dĩ đánh bạc với số mệnh, phải nghe theo mệnh trời.

Việc hiểu rõ tứ tượng và cách áp dụng chúng trong các tình huống khác nhau giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về các khả năng và lựa chọn có sẵn. Nó giúp ta xác định và đưa ra quyết định thông minh và tự tin hơn trong cuộc sống và công việc.

Thứ 2, nói về Âm - Dương. Âm - Dương trong Kinh dịch chính là 2 loại tư duy.
Âm - Dương ở đây chính là lưỡng nghi.
Chu Dịch viết: “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo.” - Nghĩa là “Một âm, một dương gọi là Đạo.”
Câu này đã nói ra toàn bộ bí mật của văn hóa phương Đông.
Cái gọi là đại Đạo, chính là Âm Dương.

Âm và dương là tri thức vĩ đại nhất giữa Trời và Đất. Vạn vật không xa rời âm dương. Khi chúng ta hiểu âm dương thì có thể hiểu được quy luật phát triển của vạn vật. Đây là bản chất và cũng là tinh hoa của trí tuệ Phương Đông.

Nhờ đó, chúng ta có thể dùng nó để giải thích bất kỳ sự việc gì. Hết thảy không có cái gì mà không lấy âm dương làm chuẩn mực.

Giả dụ với luật “âm dương nhất thể”: Không có phẩm hạnh nào có thể gối đầu cao ngủ yên.

Một người thanh cao, càng cần phải khoan dung hơn. Nếu không dễ trở thành cao ngạo, cô độc.
Một người nhân từ, càng cần phải quyết đoán hơn. Nếu không dễ thành yếu mềm.

Người giàu có, càng cần phải tiết kiệm. Nếu không dễ trở thành xa hoa.
Người mạnh mẽ, càng cần phải hiểu kính sợ, nếu không sẽ dễ sinh hung bạo.

Người học rộng, nói chuyện càng cần phải đơn giản, bình dị. Nếu không dễ trở thành cứng nhắc, giáo điều.

Hoặc với luật “Âm dương tương sinh”: Họa là nơi phúc dựa, phúc là nơi họa nấp.”

Con người khi vận đỏ đến, làm chuyện gì cũng thành công, thuận lợi… khó tránh khỏi lòng dạ vui sướng, khí thế cao ngạo, khi thường người khác, thế là dễ bị ngã ngựa lộn nhào.

Còn con người khi vận đen đến, làm gì cũng khó khăn, sa sút… chính là lúc cần tự mình phản tỉnh, kiểm điểm bản thân, quay vào bên trong để soi chiếu tâm mình, tích lũy tu dưỡng nội lực, đợi chờ thời cơ thích hợp.

Vậy nên chúng ta khi xem xét con người, xã hội, vạn vật vạn sự trong thế giới… nếu biết kết hợp nguyên lý âm dương, thì có thể nhìn thấu rất nhiều sự tình.

Nắm được những quy luật lớn này, chúng ta sẽ có được tư duy toàn diện để có thể hiểu được bản chất sự vận hành của vạn sự vạn vật, từ đó nhìn mọi thứ bằng con mắt bao dung, toàn thể và sáng suốt đưa ra những sự lựa chọn thích hợp cho mình và giúp đỡ mọi người.

(Tổng hợp và biên soạn)

—---------------
Điều sâu sắc nhất của Kinh dịch chính là sử dụng Nhân Quả để luận Quẻ, nhìn soi chiếu từ NHÂN để sửa QUẢ. Mà luật nhân quả là bộ luật bất biến của vũ trụ. Đó cũng là sự thôi thúc để tôi mở khóa học “KINH DỊCH - ĐẠO NGƯỜI QUÂN TỬ”.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Hoả - Ly

Quẻ Hoả hay cón gọi là quẻ Ly là quẻ thứ 3 trong bát quái.

Quẻ Hoả là quẻ thức 3 trong bát quái

1- Số lý Tiên tiên: 3

2-Tính lý:  Ly trung hư: Nóng sáng, tỏa ra, trống trãi, trống trơn, rỗng ruột, hình tròn, Môn hộ bất ninh: cửa nhà không yên, xui rủi, ánh sáng trí tuệ, văn chương, văn minh, trong suốt.

3- Ngũ hành: Hành Hỏa.

4- Màu sắc: Đỏ, hồng, tía.

5- Hướng: Hướng Đông (đối với Tiên Thiên), Chánh Nam (đối với Hậu Thiên).

6-Thứ bậc: Trung nữ, người nữ trung niên.

7-Ý nghĩa: Sáng tỏ, bất yên, xui xẻo, phô trương.

8-Thời tiết: Mùa hè, trưa nóng.

9-Hình ảnh: Lửa, mắt, trái tim, bóng đèn

10-Ý người: Ý chí, lòng nhiệt huyết.




Ý chí sẽ dẫn con người vượt qua mọi số phận, mọi thời gian


Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ Ly Trong Bát Quái

Quẻ Ly (Hỏa): Lửa

Quẻ Ly gồm 1 hào Âm ở giữa 2 hào Dương (1 vạch đứt ở giữa 2 vạch liền), tượng trưng cho người con gái giữa.

Quẻ Ly hai hào Dương bao ngoài là nóng, là đặc, là lửa lớn, hào Âm ở trong là mát, là rỗng, là tượng đốt củi, nhiên liệu. Tia chớp có thể dẫn đến đám cháy lớn ( hiện tượng phổ biến thời cổ). Bản thân tia chớp cũng rất đẹp, nên Ly là tia chớp, là đẹp.

Quẻ Ly tượng 2 kẻ khỏe đẹp kẹp một người yếu, nên Ly là qua binh. Hào Âm ở giữa quẻ Ly tĩnh, bất động, như thân thể, hai hào Dương động như 2 cánh, tượng chim bay, nên Ly là chim bay, bay cao, bay giỏi.

Biểu thị sự bám giữ, hàm ý kiên cường, bên ngoài trông bất khuất, nhưng yếu đuối và trống rỗng bên trong.


Phân loại chi tiết quẻ Ly theo các khía cạnh của đời sống:

- Nhân sự: Lợi về văn hoa, thông minh tài học, tương kiến hư tâm, việc sách vở.

- Ốc xá: Ở nhà phía nam, nhà sáng mặt trời, cửa sổ sáng.

- Gia trạch: Yên ổn, bình thiện, mùa đông xem bất an, khắc thể văn có hoả tai.

- Hôn nhân: Không thành, lợi cho trung nữ, mùa hạ xem có thể thành, mùa đông xem không có lợi.

- Sinh sản: Dễ sinh sản ở trung nữ, mùa đông xem có điều tổn hại, ngồi hợp hướng nam.

- Cầu danh: Có danh, chức hợp phương nam, giữ chức quan văn, hợp với chức vụ nấu luyện vàng bạc.

- Cầu lợi: Có tài sản, hợp với việc cầu ở phương nam, có tài văn thư, mùa đông xem có chuyện không thành.

- Giao dịch: Có thể thành, hợp với giao dịch văn thư.

- Mưu vọng: Có thể mưu vọng hợp với việc văn thư.

- Xuất hành: Có thể xuất hành hợp về hướng phương nam, về việc văn thư, mùa đông xem không hợp với chuyến đi, không hợp đi thuyền.

- Tật bệnh: Đau mắt, đau trong tâm, thương tiêu, bệnh nhiệt, mùa hạ xem tình trạng nóng dịch thời khi.

- Ngũ sắc: Đỏ, tía, hồng.

- Số đại diện là số 9.

Lôi - Chấn

Quẻ Lôi hay còn gọi quẻ Chấn là quẻ thứ 4 trong bát quái.

quẻ Lôi là quẻ thứ 4 trong bát quái

1- Số lý Tiên thiên: 4

2-Tính lý: Khởi, động, khởi lên, mọc lên.

3- Hình dáng: Chấn ngưỡng thượng: hướng lên, ngữa lên, xoán.

4- Ý nghĩa: Chấn động, nổ vang, chân, tay, đi, chạy, âm thanh, sóng điện, thần kinh, sấm chớp, điện.

5- Hướng: Hướng Đông Bắc (đối với Tiên Thiên), Chánh Đông (đối với Hậu Thiên)

6- Màu sắc: Xanh lá cây, xanh lá mạ.

7-Ngũ hành: Mộc – Cây thảo mộc, mầm, chồi

8-Thời tiết: Lập Xuân

9-Thứ hạng con người: Trưởng Nam, người nam lớn.




Ai là trường nam


Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ Chấn Trong Bát Quái

Quẻ Chấn (Lôi): Sấm sét

Quẻ Chấn gồm 2 hào Âm trên 1 hào Dương, liên quan đến con trai cả.

Hai hào Âm ở trên là cấm cổ, một hào Dương ở dưới là đột phá, đột phá từ trong ra ngoài, tượng trưng tiếng nổ, nổ như sấm, nên Chấn là sấm. Quẻ Chấn do quẻ Khôn mà ra: sâu dưới lòng đất có hào dương động, vật chất chuyển động tất phá thạch để trào lên bề mặt, sinh ra địa chấn (động đất), kèm theo tiếng nổ lớn như tiếng sấm.

Biểu thị cho sự tăng trưởng, là biểu tượng của rồng, từ dưới sâu bay vút lên bầu trời bão tố. Ngoài ra, quẻ Chấn còn mang nhiều ý nghĩa khác.

Một vài ý nghĩa biểu thị qua quẻ Chấn:

- Địa lý: Phương đông, thụ mộc, phố huyên náo, đường lớn, những nơi có cây cỏ tre trúc tươi tốt.

-bNhân sự: Khởi động, giận, kinh sợ hãi, vội vã, động nhiều, tĩnh ít.

- Ốc xá: Ở hướng đông, ở rừng núi lầu gác.

- Gia trạch: Trong nhà không có gì đáng sợ, mùa xuân đông tốt, mùa thu xem bất lợi.

- Hôn nhân: Có thể thành, nhà có thanh danh, lợi hôn nhân của trưởng nam, mùa thu bói không hợp với hôn nhân.

- Cầu lợi: Của cải tre gỗ rừng núi, cầu tài ở xứ đông hoặc lợi của hàng hoá về trà tre gỗ rừng núi.

Cầu danh: Có danh, hợp nhiệm chức ở phương đông, chức vụ được ra hiệu phát lệnh, chức quan đường hình ngục, có nhiệm vụ thuế khóa, trà, trúc, mộc, hoặc chức của hàng hoá phố phường.

- Chửa đẻ: Kinh sợ vô cớ, thai động bất an, thai đầu tất sinh con trai, ngồi hợp hướng đông, mùa thu xem tất sẽ tổn thất.

- Giao dịch: Có lợi với giao thiệp, mùa thu xem khó thành, động lại có thể thành có lợi trong hàng trà, tre gỗ

- Quan tụng: Kiện tụng, có điều sợ, di chuyển có thể bị phản phúc.

- Xuất hành: Nên đi hướng đông có lợi, lợi với người rừng núi, mùa thu xem không hợp xuất hành, sợ hãi không đâu.

- Ngũ sắc: Xanh, lục, biếc.

- Số đại diện là số 3.

Sơn - Cấn

Quẻ Sơn hay còn gọi là quẻ Cấn là quẻ thức 7 trong bát quái.

Quẻ Sơn là quẻ thứ 7 trong bát quái


1.Số lý: 7

2.Tính lý: Ngưng nghỉ.

3.Hình dạng: Phủ hạ, bao phủ, che đậy.

4.Hình ảnh: Núi (Sơn)

4.Ý nghĩa: ngăn giữ, ranh giới, che chắn, che đậy, tấm tường, bờ thành…

5.Ngũ hanh: Thổ, đất núi, đá

6.Phương hướng: Hướng Tây Bắc (đối với Tiên Thiên), Đông Bắc (đối với Hậu Thiên)

7.Thời tiết: Tiết lập đông.

8.Thứ bậc: Thiếu nam, người nam nhỏ.






Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ CẤN Trong Bát Quái


Quẻ Cấn (Sơn): Núi

Quẻ Cấn gồm 1 hào Dương trên 2 hào Âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt). Tượng trưng cho con trai út.

Hai hào Âm bên dưới là mềm, là đất. Hào Dương trên cùng là cứng, là núi, tượng núi cao, nên Cấn là núi. Trên Mặt Đất, khí Dương bốc lên đến cực điểm, không thể lên nữa đành phải dừng lại. Ta dùng hai tay biểu thị từ chối, giống như núi lớn chắn đường, nên Cấn là tay, là núi, là dừng lại.

Quẻ Cấn thuộc hành Thổ, tượng trưng cho sự tĩnh lặng, sự chờ đợi, biểu trưng cho tình trạng cô đơn.

Một vài ý nghĩa khác mà quẻ Cấn biểu thị:

- Nhân sự: Cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái không quyết, quay lưng, dừng lại, không thấy.

- Ốc xá: Cư ở phương đông bắc, ở trong núi gần đá, nhà gần đường.

- Hôn nhân: Cách trở không thành, thành cũng chậm, lợi về hôn nhân của những chàng trai trẻ, mùa xuân xem không lợi, hợp với hôn nhân vùng quê.

- Cầu danh: Trở ngại, không tên tuổi, hợp với nhậm chức ở phương đông bắc, hợp với chức vụ thổ quan ở vùng làng núi.

- Cầu lợi:  Cầu tài trở ngại, có thể thu được ở chốn sơn lâm, mùa xuân xem không lợi có tổn thất.

- Sinh sản: Khó sinh, có nguy hiểm trở ngại, hợp với phương đông bắc. Mùa xuân xem có mất mát.

- Giao dịch: Khó thành, có giao dịch nơi điền thổ, nơi sơn lâm, mùa xuân xem không lợi.

- Xuất hành: Không đi xa, có đồn trú, chỉ đi bộ gần.

- Tật bệnh : Tật ở ngón tay, tật ở tì vị.

- Số đại diện là số 8.

Địa - Khôn

Quẻ Khôn hay còn gọi là quẻ Địa là quẻ thứ 8 trong bát quái

quẻ Khôn là quẻ thức 8 trong bát quái

1.Số lý: 8 (0)

2. Tính lý: Hư

3.Hình dạng: Lục đoạn, 6 khúc.

4.Hình ảnh: Đất, cát, bùn, bụi, bột

5.Ngũ hành: Hành thổ, đất đồng bằng.

6.Thời tiết: Âm u, ẩm ướt, tối, âm khí.

7.Thứ bậc: Lão bà, người nữ lớn tuổi.

8.Ý nghĩa: Nhu thuận, uyển chuyển mềm mại, giấy, vải, giấy bạc, bóng (so với hình).

9.Phương hướng: Hướng Bắc (đối với Tiên Thiên), Hướng Tây Nam (đối với Hậu Thiên). Khôn còn gọi là cung Phụ Mẫu.







Mẹ là người có thể thay thế tất cả ai khác nhưng không ai có thể thay thế được mẹ


Giữa người nam và người nữ. Người nữ là qỏe Khôn, người Nam là Quẻ Kiền


Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ KHÔN Trong Bát Quái

Quẻ Khôn (Địa): Đất

Quẻ Khôn gồm 3 hào Âm (3 vạch đứt), biểu trưng cho người mẹ, trưởng nữ.

Âm là tiêu cực, là tĩnh, là mềm, cho nên Khôn đại biểu cho sự nhu thuận. Trái Đất đứng yên bất động, chứa dựng hết thảy vạn vật, hấp thu và tồn trữ mọi năng lượng, cho nên Khôn đại biểu cho đất, cho sự gánh vác. Trâu bò giúp người cày bừa ruộng, cho nên Khôn là trâu bò.

Quẻ Không thuộc hành Thổ, còn biểu thị sự tiếp nhận, tượng trưng cho sự bổ sung toàn vẹn cho quẻ Càn.

Ngoài ra, có nhiều ý nghĩa khác mà quẻ Khôn biểu thị chi tiết như sau:


- Hôn nhân: Lợi dụng hôn nhân hợp với nhà kho thuế, các nhà trong làng mạc, hoặc các gia đình quả phụ, mùa xuân xem không có lợi.

- Sinh sản: Dễ sinh, mùa xuân xem khó đẻ, có tổn thất hoặc bất lợi cho sản phụ, ngồi hợp hướng Tây nam.

- Cầu danh: Có danh, hợp hướng Tây nam hoặc các chức giáo quan (quan trông về dạy học) nông quan (quan trông về làm ruộng), Thủ công, mùa xuân xem hư danh.

- Giao dịch: Giao dịch có lợi, giao dịch hợp với ruộng đất, lợi về ngũ cốc, hàng rẻ tiền vật nặng, có tiền tài trong lúc yên tĩnh, mùa đông xem có lợi.

- Mưu vọng: Cầu mưu có lợi, cầu mưu về xóm xã, cầu mưu trong yên tĩnh, mùa xuân xem ít được như ý hoặc mưu về đàn bà.

- Xuất hành: Có thể xuất hành, nên đi về phía Tây nam, nên đi về phía xóm làng, nên đi bộ. Mùa xuân không nên đi.

- Bệnh tật: Bệnh ở bụng, bệnh ở tỳ vị, ăn uống bình thường, ăn gạo không tiêu hoá.

- Phần mộ: Huyệt nên hợp phía Tây nam, đất bằng phẳng, gần ruộng đất, nên chọn chỗ thấp. Mùa xuân không nên táng.

- Ngũ sắc: Vàng, đen.

- Số đại diện: 2

Thiên - Kiền

Quẻ Thiên hay còn gọi quẻ Kiền là quẻ thứ 1 của bát quái.

Quẻ Thiên là quẻ thứ nhất trong bát quái
Quẻ Kiền ngược lại với quẻ Khôn

1- Số lý tiên thiên: 1

2-Ý nghĩa: Kiền: Chính yếu, Ngay thẳng, chính diện, phía trước, mạnh, tròn, dài…

3-Thứ bậc: Ông, Cha, người lớn, người đứng đầu. ==> Tùy theo phạm vi sự lý ta có thể biến thông như là: Cái đầu, đầu ngón tay, đầu ngón chân, đầu ngõ, đầu xóm, đầu bàn…

4-Ngũ Hành: Hành KIM (có hình khối, cứng, dài).

5- Phương hướng: Là Hướng Nam (đối với Tiên Thiên), Hướng Tây Bắc (đối với Hậu Thiên)

6-Hình dáng: Tam liên: liền lạc, nối dài.

7-Thời tiết: Trưa, đầu năm, đầu tháng, đầu ngày, đầu quý, đầu mùa

8-Tính lý: Cương, kiện, cứng, mạnh, khối, hoàn thành

9-Trí Tri Ý: Ý kiến

10-Màu sắc: Màu trắng






Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ KIỀN Trong Bát Quái

Quẻ Càn (Thiên): Trời

Quẻ Càn gồm có 3 hào Dương (3 vạch liền). Đây là 3 quẻ có liên quan đến người lãnh đạo, người cha và trưởng nam.

Thiên thể vận hành, bốn mùa thay đổi nhau không ngừng. Bởi vậy Càn đại biển cho trời. Trời cao hơn hết thảy, nên Càn tượng trưng cho uy quyền, cho nghị lực và sự bền bỉ.

Một vài khía cạnh mà ở đó quẻ Càn biểu thị thường được mọi người quan tâm:

- Địa lý: Phương Tây Bắc, Kinh đô, đại quận, hình thắng chi địa (đất có cảnh quan đẹp vùng cao).

- Nhân sự: Rắn rỏi, vũ dũng, quả quyết, động nhiều tĩnh ít, cao thượng, bất khuất.

- Gia trạch: Mùa thu nhà hưng thịnh, mùa hạ có họa, mùa đông tan lạnh, mùa xuân may mắn.

- Hôn nhân: Kết thân nhà quan qúy, nhà có thanh danh, mùa thu xem dễ thành, mùa đông xem bất lợi. 

- Chữa đẻ: Dễ đẻ, thu xem quý tử, đầu hạ có tổn hại, ngồi nên hướng về phía tây bắc.

- Cầu danh: Có danh, dễ dàng nhận chức trong triều đình, hình quan, chức võ, cầm quyền, dễ nhậm chức ở phương Tây Bắc, thiên sứ, dịch quan.

- Mưu vọng: Thành đạt, lợi công môn, hợp với khi động, có của cải, mùa hạ không thành, mùa đông mưa nhiều ít đạt.

- Cầu lợi: Có của cải, thời gian như vàng ngọc, chốn cửa công được của cải, mùa thu xem có lợi lớn, mùa hạ xem hao tài tốn của, mùa đông xem ít có tài sản.

- Xuất hành: Lợi về xuất hành, hợp về chuyển vào kinh sư, đi về tây bắc có lợi, mùa hạ xem bất

- Bệnh tật: Bệnh ở đầu mặt, ở phổi, bệnh gân cốt, bệnh thượng tiêu, mùa hạ xem không tốt.

- Phương đạo: Tây Bắc .

- Số đại diện là số 6.

Trạch - Đoài

Quẻ đơn Trạch hay còn gọi là quẻ Đoài là quẻ thức 2 trong bát qoái.

Quẻ Đoài là quẻ thứ 2 trong bát quái

1- Số lý Tiên thiên: 2

2-Tính lý: Hiển lộ (vì hào âm được hiện ra, lộ ra).

3-Hình ảnh: Thượng khuyết, mẻ, răn nứt, miệng, hang lổ, cửa khẩu.

4-Ý nghĩa: Lời nói, ca, hát, ăn nói vui vẻ, lý thuyết, đẹp nghệ thuật, hài hòa, ao, đầm, sông nước, gãy đổ.

5- Ngũ hành: Hành Kim (kim loại sắc bén, nhọn, răng cưa).

6- Phương hướng: Hướng Đông Nam (đối với Tiên Thiên), Hướng Chánh Tây (theo hậu thiên).

7-Thứ bậc: Thiếu nữ, người nữ nhỏ.

8-Màu sắc: Màu trắng.

9-Thời tiết: Mùa thu.








Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ ĐOÀI Trong Bát Quái


Quẻ Đoài (Trạch): Hồ nước

Quẻ này gồm 1 hào Âm trên 2 hào Dương (1 vạch đứt trên 2 vạch liền). tượng trưng cho con gái út.

“Quẻ Đoài khuyết trên”, nên những vật bị khuyết trên ( mẻ, sứt), lõm trên miệng, đều biểu thị bằng quẻ Đoài. Quẻ Đoài khuyết trên, nên Đoài còn đại biểu cho những gì bị hủy hoại; mùa thu sát khí rất nặng, vạn vật đều bị hủy hoại, nên Đoài là giữa thu…

Quẻ Đoài (Trạch): Hồ nước

Quẻ Đoài thuộc hành Kim, biểu thị nhiều ý nghĩa của các khía cạnh cuộc sống. Cụ thể như sau:

- Ốc xá: Ở hướng tây, nhà gần đầm, tường nhà đổ, mất mát.

- Gia trạch: Không yên, đề phòng miệng lưỡi, mùa thu xem thì tốt, mùa hạ xem có tổn thất.

- Ẩm thực: Thịt dê, vật trong đầm, vị túc (?), vị chua cay.

- Hôn nhân: Không thành, mùa thu xem có thể thành, lại vui, chủ thành hôn tốt, lợi cho thiếu nữ, mùa hạ xem không lợi.

- Sinh sản: Không có lợi, sợ có tổn thai hoặc tắc, sinh con gái, mùa hạ xem không có lợi, ngồi hợp hướng tây.

- Cầu tài: Khó thành, nhân danh có tổn thất, nhậm chức lợi hướng tây, hợp với hình quan, võ chức bệnh quan. dịch quan.

- Cầu lợi: Không có lợi, có tổn thất, tài lợi chủ ở miệng lưỡi, mùa thu xem có của may, mùa hạ xem thì bị mất của.

- Xuất hành: Không đi xa, phòng việc miệng lưỡi hoặc có tổn thất, hợp về việc đi sang phía tây, mùa thu xem việc đi có lợi.

- Giao dịch: Lợi về phía nam, để phòng chuyện miệng lưỡi, có sự cạnh tranh, mùa hạ xem không có lợi, mùa thu xem có lợi về giao dịch của nả.

- Mưu vọng: Khó thành, trong mưu có mất mất, mùa thu xem có sự vui, mùa hạ xem không được.

- Yết kiến: Trông về phương tây có khó khăn.

- Tật bệnh: Tật về miệng lưỡi yết hầu, có tật về khí nghịch, ăn uống không tiêu.

- Phần mộ: Hợp về hướng tây, đề phòng trong huyệt có nước, mộ gần đầm, mùa hạ xem không hợp hoặc táng huyệt bỏ đi. …

- Quan tụng: Tranh kiện mãi không xong, người kiện có mất mát, đề phòng hình sự, xem mùa thu làm có thể có lý thắng kiện.

- Số đại diện là số 7.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Phong - Tốn

Quẻ đơn Phong hay còn gọi là quẻ tốn là quẻ thứ 5 trong bát quái

Quẻ Phong là quẻ thức 5 trong bát quái

1- Số lý Tiên thiên: 5

2- Tính lý là Tiềm: Nhập dã – Thuận, nhập, hòa nhập, thuận theo (không chủ ý)

3- Thời tiết: Đông Xuân

4- Ý nghĩa: Theo lới theo lui, động, ngăn kéo tủ, lối đi tới lui, nhuộm, nuốt vào, bỏ vào, thẩm thấu, hang, ống

5- Hướng: Hướng Tây Nam (đối với Tiên Thiên), hướng Đông Nam (đối với Hậu Thiên).

6- Hình dáng: Tốn hạ đoạn: ở dưới đứt, hào âm được (bị) hai hào dương che giấu => giấu, che, đậy.

7- Ngũ hành: Mộc: gỗ, cây lớn.

8- Màu sắc: Màu xanh lá cây

9- Tốn – Phong: gió, không khí.

10- Thứ bậc con người: Trưởng nữ, nữ lớn.






Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ TỐN Trong Bát Quái

Quẻ Tốn (Phong): Gió

Quẻ Tốn gồm 2 hào Dương trên 1 hào Âm (2 vạch liền trên 1 vạch đứt).

Hào âm ở dưới là tĩnh, hai hào Dương ở trên là động, tượng trưng đất thì tĩnh, còn vật ở bên trên, tức là gió thổi, thì động, nên Tốn là gió. Gió phải có lỗ mới thổi vào, nên Tốn là nhập vào. “Tốn hình bát úp”, hào âm ở dưới là tĩnh, là ẩn, tượng rễ cây chui dưới lòng đất. Hai hào Dương ở trên là động, hiện rõ, tượng thân cây sinh trưởng, nên Tốn là thảo mộc, là trưởng. Quẻ Tốn tượng trưng cho con gái cả và sự sâu sắc. Biểu thị cho sự dịu dàng, ẩn hiện.

Quẻ Tốn (Phong): Gió


Ngoài ra, quẻ Tốn thuộc hành Mộc còn biểu thị nhiều ý nghĩa của các khía cạnh khác. Cụ thể như:


- Địa lý: Đất hướng đông nam, nơi có cây cỏ tươi tốt. vườn hoa rau quả.

- Gia trạch: Yên ổn lợi chợ, mùa xuân xem tốt lành, thu xem bất an.

- Hôn nhân: Có thể thành, hợp hôn nhân với người trưởng nữ, xem mùa thu bất lợi.

- Sinh đẻ: Dễ sinh, đầu thai đẻ con gái, thu xem tổn thai, người ngồi hướng đông, tây, nam.

- Cầu danh: Nổi tiếng, hợp với sức của văn chức, hợp với phong hiến, hợp với chức trà, khóa, trúc mộc, thuế hóa, hợp nhiệm vụ đông nam.

- Cầu lợi: Có lợi gấp 3, thích hợp với lợi ở sơn lâm, mùa thu xem không thành, có lợi trúc trà không bán.

- Giao dịch: Có thể thành, tiến thoái không như nhất, có lợi về giao dịch, giao dịch sơn lâm, lợi về mộc, trà.

- Mưu vọng: Có thể mưu vọng, có tiền của, có thể thành, thu xem ít được như ý.

- Xuất hành: Có thể thành, có lợi về xuất nhập, hợp với hướng hành đông nam, thu xem bất lợi.

- Bệnh tật: Có tật ở tay, đùi, có tật ruột, phải gió, hàn tà, khí tật.

- Ngũ sắc: Xanh lục, trắng xanh, trắng tinh.

- Số đại diện là số 4.




Khảm - Thuỷ

 Quẻ Thuỷ hay còn gọi là quẻ Khảm là quẻ thứ 6 trong bát quái

 quẻ Thuỷ  thứ 6 trong bát quái

1.Số lý Tiên thiên: 6

2.Tính lý: Trụ, thu vào, co lại,

3.Hình dạng: Khảm trung mãn:ở giữa đầy.

4.Thời tiết: Mùa Đông, mùa mưa, ẩm ướt.

5.Ngũ hành: Thủy, nước, chất lỏng, máu huyết.

6.Màu sắc: Đen, xanh dương đậm.

7.Thứ bậc: Trung nam, nam ở giữa.

8.Phương hướng: Chánh Bắc (Bát quái hậu thiên)

9.Ý nghĩa: Trắc trở, hiểm hóc, hãm, buộc, cột, thắt, eo, túm, kẹp…

10.Phương hướng: Hướng Tây (đối với Tiên Thiên), hướng Bắc (đối với Hậu Thiên)





Góc Nhìn Mở Rộng về Quẻ KHẢM Trong Bát Quái


Quẻ Khảm (Thủy): Nước

Gồm 1 hào Dương ở giữa 2 hào Âm (1 vạch liền ở giữa 2 vạch đứt), có liên quan đến con trai giữa.

Hai hào Âm bao bên ngoài là tĩnh, là hai bờ sông, hào Dương ở giữa là động, là nước chảy, tượng dòng sông, nên Khảm là dòng chảy. Thời cổ năng lực sản xuất thấp kém, hồng thủy nhiều thành tai họa, người ta phải cẩn thận, nên Khảm là sông, là nguy hiểm. Quẻ Khảm thuộc hành Thủy, tượng trưng cho nước, quẻ Khảm chỉ sự khó nhọc, gian khổ.

Quẻ Khảm (Thủy): Nước


Quẻ Khảm còn tượng trưng cho nhiều điều khác gần gũi trong cuộc sống, có thể kể đến như:


- Nhân sự: khi bốc phải quẻ này, cần chú ý kẻ ti tiện hiểm sâu, bên ngoài tỏ ra nhu, bên trong chỉ nghĩ tới lợi, trôi nổi bất thành, Sóng trôi gió dạt.

- Ốc xá: Ở hướng bắc, gần nước, nhà ty nước, quán trà rượu, nơi trong nhà ẩm ướt, lầu trên sông (giang lâu).

- Gia trạch: Quẻ Càn ở gia trạch bất an, có ám vị, phòng cướp, cần chú ý.

- Hôn nhận: Lợi hơn với trung nam, hợp với quan hệ Phương bắc, thành hôn bất lợi, không thể kết hôn những tháng Tuất Sửu Mùi.

- Sinh đẻ: Khó đẻ có nguy hiểm, hợp với thứ thai, nam trung nam, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, có tổn thất, thích hợp phương Bắc.

- Cầu danh: Gian nan, sợ rằng có tai nạn, thích hợp nhận chức ở phương Bắc, chức về nghề cá, sông nước, rượu kiêm dấm.

- Cầu lợi: Có của mất, thích hợp của cải ở bến nước, sợ có thể mất mát, thích hợp muối cá, có lợi hàng rượu, phòng âm thất, phòng cướp.

- Mưu vọng: Không hợp với việc mưu vọng, không thể thành tựu, thu đông xem có thể mưu vọng được.

- Xuất hành: Không hợp đi xa, hợp bơi thuyền, hợp đi về Bắc tây, để phòng cướp, cảnh giác việc hiểm trở và chuyện chết đuối.

- Số đại diện là số 1.

- Ngũ sắc: đen


Lý dịch là gì?

Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học tối cổ của loài người nói về sự chuyển biến vận hành của mọi thứ khắp hoàn cầu.

Từ triết lý về sự dịch chuyển đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống. Rồi Tiền Nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương hoặc ngược lại, gọi là TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG.

Với góc nhìn Âm Dương thì mọi thứ quy chung lại đều có điểm Giống và Khác nhau, không có thứ gì hoàn toàn giống hoặc hoàn toàn khác. Từ Triết Lý Âm Dương Tiền Nhân đã nghiệm ra Luật Cấu Tạo Hóa Thành nên mọi thứ với công thức hết sức đơn giản và hợp lý là Chưa – Manh Nha – Hóa Thành. Mọi thứ đều biết dịch chuyển, biến hóa theo một cái lý của dịch nên gọi là Dịch Lý.

Tóm lại: Lý Dịch gồm có Nhất Lý là Lý Đồng Nhi Dị và Nhất Luật là Luật Cấu Tạo Hóa Thành. Từ nhất Lý và nhất Luật này đủ để  biết mọi giai đoạn vận hành biến chuyển của mọi thứ.


☯ Lý Dịch có ảnh hưởng gì trong đời sống và quyết định của con người?

Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…

Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết ngắn gọn nói lên điều này:

“…Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”

“Phong trần và thanh cao” đâu phải ai muốn là cũng được hoặc ai tránh là cũng được. Vì trong cuộc sống ta luôn giao dịch với các yếu tố khách quan của xã hội bên ngoài mà ta thường hay nói là Hên hoặc Xui khi yếu tố khách quan thuận ý ta hoặc nghịch ý ta.

Ngoài ra còn có câu: “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cũng nói lên sự ảnh hưởng của Lý Dịch ở môi trường bên ngoài trực tiếp can thiệp mọi quyết định tính toán và hành động chủ quan cùa con người.

☯ Biết Dịch Lý là biết uyển chuyển và có nhiều góc nhìn hơn trong cuộc sống:


Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:

- “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.

☯ Biết Dịch Lý là để Tri thiên mệnh rồi Tận nhân lực:

Tri Thiên Mệnh là biết được sự biến thiên thời vận như thế nào, để ra hết sức lực của mình mà hành động, để không bị trường hợp uổng công phí sức khi lầm đường lạc lối.

Cái biết này đã được nhân gian nhắc đến qua Ca Dao Việt Nam:

“Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.

(ca dao vn)

Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ đển “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.

☯ Biết Dịch Lý để chọn lựa và đưa ra giải pháp tốt nhất trong đời sống.

Với Lý Dịch ta biết được từng giai đoạn đã, đang, sẽ đi qua và gặp phải được diễn tiến như thế nào,  từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp  mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.

Biết Lý Dịch là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp chung giai điệu của Vũ Trụ muôn loài. Một cuộc sống an vui lạc nghiệp và bình thản.

Thanh Từ – Dịch Học Sĩ: Trần Quốc Thái

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

THUẦN KHÔN - quẻ 02

 Quẻ  KHÔN
Thuần Khôn
Quẻ Thuần Khôn còn gọi là quẻ Khôn (坤 kūn), tức Đất là quẻ số 2 trong Kinh Dịch.
 
Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật,
  • Nội quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất
  • Ngoại quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất
Phục Hy ghi: Khôn nghĩa là thuận.

THOÁN TỪ Văn Vương viết:
DỊCH: Quẻ Khôn có sức sáng tạo lớn lao (nguyên), thông suốt và thuận tiện (hanh), lợi ích thích đáng (lợi), ngay thẳng và có đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có dịp thi thố tài năng nhưng tự thủ xướng thì dễ bị lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được, chỉ mong có ích cho mọi người thì lợi. Yên lòng giữ đức bền, tốt. Khôn, nguyên, hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh, cát. 坤,元,亨,利牝馬之貞。 君子有攸往,先迷後得,主利。 西南得朋,東北喪朋。安貞,吉。 Khôn 坤 – đất, mẹ, đất mẹ. Tẫn mã 牝馬– con ngựa cái. Du 攸– thoáng ngang qua. Vãng 往– đi, đã qua. Tiên 先– trước, làm trước. 迷 – lầm lạc. Hậu 後 – sau, nối dõi. Đắc 得– được. Chủ 主 – chủ nhân, chúa. Tây Nam 西南 – phương vị quẻ Khôn = hãy là chính mình. Đông Bắc 東北 – ngược hướng với phương vị quẻ Khôn = đối nghịch với bản tính của chính mình. Làm một việc không hợp với bản tính của mình thì khó thành công. Một cách hiểu khác: theo Hậu Thiên Bát Quái thì Đông Bắc là phương vị của quẻ Cấn 艮. Cấn là ngưng nghỉ là bằng lòng với cái mình có, không hợp với nhiệm vụ nặng nề và khí chất của Khôn là đảm lược. Bằng 朋 – bạn, cộng sự, đối tác; một loại tiền tệ thời cổ. Táng 喪– mất. An 安– yên bình.

CHIÊM: ♦ Quẻ này có 2 hào tốt (o), hai hào xấu (x). ♦ Bạn có người yêu hay vợ giỏi giang tốt nết. ♦ Mười một cái miệng, bạn là người đảm đang và tốt nết nuôi được mười một cái miệng ăn. ♦ Một ông quan ngồi trên đống tiền, tay hòm chìa khóa, tiến tài tiến lộ, thành công về công danh và kinh doanh, tiền bạc được quản lý chặt chẽ. ♦ Một vị thần mặc giáp vàng ngồi trên đài cao giao giao bằng sắc cho một ông quan, công lao của bạn thật to lớn, được tôn vinh và ca ngợi. ♦ Không làm điều gì không có mục đích hoặc không có lý do. ♦ Làm giùm người khác là tốt. ♦ Quẻ tháng mười. Tốt về mùa đông và xuân và xấu về mùa hạ. ♦ Đây là một trong 8 quẻ bát thuần, bệnh nhân đau nặng sẽ phục hồi nhưng phải lâu.

HÌNH: sinh sản và nâng đỡ muôn vật. 生再萬物. Sinh tái vạn vật.

TƯỢNG: Vua xướng tôi họa, vua tôi hòa hợp. 君倡臣和. Quân xướng thần họa.

KHÍ CHẤT: Đảm lược.

DÁNG: Con trâu.

HÀO TỪ Chu Công viết:
1- Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến. (x)
Sơ lục: Lý sương, kiên băng chí. 初六。履霜,堅冰至。 履 – dẫm, đạp, đi theo; giày đóng bằng da. Sương 霜– hơi nước đọng lại thành giọt. Kiên 堅– vững lòng, không lo sợ. Băng 冰– nước đá. Chí 至– đến.

Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc để đến đời sau. Nhà nào tích lũy việc chẳng lành tất có thừa tai vạ để đến đời sau.

2- Âm Đức thẳng, vuông, lớn thì cho dù thiếu học vấn cũng không bị bất lợi. (o)

Lục nhị: Trực phương đại, bất tập vô bất lợi. 六二。直方大,不習旡不利。
Trực 直 – thẳng, thẳng thắn, chính trực. Phương 方– vuông vức, đạo đức. Đại 大– lớn. Tập 習– làm đi làm lại nhiều lần cho quen, rèn luyện. Vô bất lợi 旡不利 – chẳng có gì là không lợi cả.

Văn ngôn giảng thêm: Người quân tử ngay thẳng ở trong lòng thì phải có đức kính, phải có đức nghĩa. Có hai đức kính và đức nghĩa đó sẽ không bị cô lập.

3- Ngậm chứa đức tốt không để lộ ra nên giữ vững được, cũng theo người trên mà làm việc nước, không mong công trạng thì sau cũng có kết quả.
Lục tam: Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung. 六三。含章可貞,或從王事,旡成,有終。
Hàm 含– ngậm trong miệng. Chương 章– văn chương, chương trình, tấu chương. Khả trinh 可貞– có thể giữ bền được. Hoặc tòng 或從 – đi theo cũng được, không theo cũng chẳng sao. Vương sự 王事 – việc nước, việc quốc gia. Vô thành 旡成 – Không có thành tích, không có công trạng. Hữu chung 有終 – đi đến cùng, có kết quả.

Văn ngôn bàn thêm: Ngậm chứa đức tốt, theo người trên làm việc mà không dám chiếm lấy sự thành công, đó là đạo của đất, của vợ, của bề tôi (địa đạo, thê đạo, thần đạo). Đó là cách cư xử của người dưới đối với người trên.

4- Kín đáo giữ gìn như cái túi thắt miệng lại thì khỏi tội lỗi mà cũng không danh dự.
Lục tứ: Quát nang, vô cữu, vô dự. 六四。括囊,旡咎,旡譽。Quát 括 - Bó lại, buộc lại. Nang 囊 – Cái túi. Cữu 咎– lỗi, xấu. Dự 譽– khen, đáng khen, vinh dự, danh dự.

Văn ngôn cho hào này có cái tượng “âm cự tuyệt dương”, lúc đó hiền nhân nên ở ẩn, rất thận trọng thì không bị tai họa. Có địa vị đại thần, tài thấp mà địa vị cao nên phải thận trọng thì mới khỏi tội lỗi, an thân mặc dầu không có danh dự gì.

5- Như cái xiêm màu vàng, lớn, rất tốt. (o)
Lục ngũ: Hoàng thường, nguyên cát. 六五。黃裳,元吉。
Hoàng 黃 – màu vàng. Thường 裳 – xiêm, váy, quần.

Chu Hy giải thích rằng: Vàng là màu trung chính, xiêm là đồ mặc ở phía dưới. Hào lục ngũ là thể âm, ở ngôi tôn, cái đức trung thuận đầy ở trong mà hiện ra ngoài, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm của nó là điều lành của bậc đại thiện.

Dịch tuy coi Khôn không quý bằng Càn, nhưng có lúc coi trọng đức khiêm nhu, mà dịch cho là đức của người văn minh. Tinh thần đó là tinh thần hiếu hòa, trọng văn hơn võ. Chu Công cho hào 5 quẻ Càn là đại quý (phi long tại thiên) nhưng chỉ bảo: lợi kiến đại nhân; hào 5 quẻ Khôn thì khen là nguyên cát hào tốt nhất trong kinh dịch, là có nghĩa vậy.

Chồng nghe theo vợ, cha nghe theo con.

6- Rồng đánh nhau ở đồng nội, đổ máu đen máu vàng.(x)
Thượng lục: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng. 上六。龍戰于野,其血玄黃。
Chiến 戰 – đánh nhau. Vu 于- ở, đến. 野 – cánh đồng. Huyết 血– máu. Huyền 玄– màu đen.

Quản lý chặt chẽ đã lên đến tận cùng rồi. Chặt chẽ nữa chỉ có hỏng việc.

7- Phải lâu dài, chính và bền thì lợi.
Dụng lục: Lợi vĩnh trinh. 用六。利永貞。
Vĩnh 永– lâu dài, mãi mãi, vĩnh viễn.

Thuyết của Tiên Nho: Sáu hào âm biến thành sáu hào dương, tức thuần Khôn biến thành thuần Càn, như một người nhu nhược biến thành người cương cường, cho nên bảo là: Nên lâu dài, chính và bền.

Thuyết của Cao Hanh: hỏi về việc cát hay hung lâu dài, mà được “hào” này thì lợi.

Ăn ở cùng nhau như vợ chồng.

Khổng Tử:
  • Trong Soán truyện :
Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên.
 
Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoàng quang đại, phẩm vật hàm hanh.
 
Tấn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lỵ trinh.
 
Quân tử du hành, tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, tây nam đắc bằng, nãi dự loại hành, đông bắc táng bằng, nải chung hữu khánh.
 
An trinh chi cát, ứng địa vô cương.
  • Đại tượng truyện:
Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật.
Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. 象曰:地勢坤,君子以厚德載 物.
Địa 地– đất, địa vị, vị thế. Thế 勢 – thế lực, ảnh hưởng, vai trò. Hậu 厚– dày. Đức 德 – đức, thiện nghệ, năng lực của bản thân. Tải 載 – chở. Vật 物 – muôn loài, động vật, thực vật.


Giải nghĩa quẻ THUẦN KHÔN: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy, chịu theo, toại chí, đạt thành. Nhu Thuận lợi trinh chi tượng.Biết chỗ có lợi mà nhờ, âm khí, âm u.



GIẢI NGHĨA ĐỒ HÌNH

Mô hình dự báo hay quẻ Thuần Khôn

Quẻ Thuần Khôn


        
Khi dự báo, gặp quẻ hay mô hình dự báo này cho biết: nên đi theo người khác thì được, mình khởi xướng thì không thành công. Đi về Tây Nam có quan hệ tốt cho mọi việc, không nên tiến hành mọi việc ở phía Đông Bắc. Không nên lộ mình và nôn nóng, cần chờ thời cơ.


Đồ hình hướng không gian Trái đất Thuần Khôn:

Đồ hình hướng không gian trái đất quẻ Thuần Khôn.



a. Nếu chi tiết hóa từng sự việc, cho biết

Thế vận: Nóng vội sẽ hỏng cả khí vận bản thân. Nên lắng nghe ý kiến người trên và cùng hành động với số đông.
Xem hy vọng: không thể thành công vì ý đồ đặt ra quá sức nản thân, hãy hạ thấp mục tiêu sẽ thành.
Xem tài lộc: Chưa đến, phải thay đổi sách lược.
Xem sự nghiệp: tự mình làm chưa có thời cơ, có thể chung sức chung vốn với mọi người.
Xem nhậm chức: chưa như ý, cần có sự giúp đỡ từ phía cấp trên.
Xem nghề nghiệp: không nên chuyển nghề hay nơi đang làm.
Xem tình yêu: nữ giới có thể thành công, nam tốn nhiều thời gian nữa mới thành.
Xem hôn nhân: cần thời gian tìm hiểu mới thành.
Xem đợi người: người hẹn không đến
Xem đi xa: nên bỏ ý định chuyến đi này.
Xem pháp lý: bất lợi cho mình, nên hòa giải.
Xem sự việc: nên ủy quyền cho người khác giải quyết, mình không nên đứng ra.
Xem bệnh tật: bệnh nặng.
Xem thi cử: kết quả không như ý muốn.
Xem mất của: khó tìm thấy.
Xem người ra đi: đi gần đây.


b. Nếu dự báo theo từng hào động cho biết:

Nếu hào 1 động: báo cho biết do công lao của mình mà được hưởng phúc lộc của người trên, song muốn được dài lâu cái hưởng ấy cần có lòng khiêm nhường trung tín. Không đê bản thân suy đồi do có thành đạt.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: không rõ ràng, chỉ nên tích lũy vốn và năng lực; làm mọi việc đều phải có kế hoạch trước.
- Xem khai trương: nếu tiến hành kết quả thu được không tốt cũng không xấu, nói chung chưa có thời cơ chín muồi.
- Xem buôn bán giao dịch: mọi sự bình thường, cần chờ thời cơ.

Nếu hào 2 động: báo cho biết với những ai bạc phận, long đong, sự nghiệp khó thành, mọi cái vẫn khó khăn nên an phận: Do vậy đừng bon chen làm gì, hãy ngừng mưu vọng để chờ năm tới thì có thể thực hiện được.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: đang được nâng cao.
- Xem khai trương: được thời, có người giúp đỡ ủng hộ, nếu tiến hành đại cát.
- Xem buôn bán và giao dịch: giao dịch thành công, kinh doanh có lợi nhuận cao.

Nếu hào 3 động: báo cho biết nếu mọi việc khó khăn, số phận lao đao lận đận, vui ít buồn nhiều, nên: lùi về ẩn nhẫn, cho dù trước mắt có sự hài lòng hay không hài lòng.
Sự "lùi về" là chiến thuật chờ thời cơ để sau tiến tới. Nên thức thời.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: chưa đến mà còn có những yếu tố bất lợi, không nóng vội và mạo hiểm lao vào cuộc vì sẽ thất bại
- Xem khai trương: chưa có thời cơ nên không nên nóng vội tiến hành.
- Xem buôn bán và giao dịch: nếu kinh doanh thì chưa nên tăng tốc độ, như chưa nên xuất hàng, sẽ có chuyển biến tích cực.

Nếu hào 4 động: cho biết sự việc hiện rối bời, mọi cái đảo lộn, tình cảm lấn át lý trí. Mọi điểu công danh, sự nghiệp khó thành. Trong tình huống nếu thiếu sáng suốt và bản lĩnh thì sẽ dẫn đến thất bại. cần tỉnh táo.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: còn tùy thuộc vào các mối quan hệ, nói chung chưa rõ ràng.
- Xem khai trương: chưa nên vì chưa gặp thời cơ thuận lợi.
- Xem buôn bán và giao dịch: tránh sự bất nhất trong phát ngôn cũng như hành động, điều đó có ảnh hưởng lớn đến giao dịch và kết quả kinh doanh.

Nếu hào 5 động: cho biết thời cơ đã đến, sắp được gặp quý nhân, nếu gặp được, sẽ đạt được điều mong muốn.
Quý nhân có thể là người chủ cũ, là bạn tri ân. Song phải có cách ứng xử thật tâm, thật lòng.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Tài vận đang lên, nhưng có hao tài tốn của.
- Xem khai trương: tùy vào mồi quan hệ với người chung quanh, nếu quan hệ tốt thì sau khai trương sẽ phát tài.
- Xem buôn bán và giao dịch: giao dịch có thể thành công, sau giao dịch cần có thái độ ứng xử văn hóa với đối tác thì kết quả mong muốn mối bền.

Nếu hào 6 động: cho biết tình trạng rất xấu, có dấu hiệu thất bại trên đường đời và thất vọng trong tâm hồn, làm ăn khó khăn, cô đơn, lạc lõng. Đứng trước tình thế này, cần an tâm, tu tâm dưỡng tính, thì có thể đạt điều tốt trong tương lai.
Nếu kinh doanh và làm ăn cho biết:
- Xem tài vận: chưa tới, phải nỗ lực bản thân nhiều và hành động có mục tiêu tránh ngẫu hứng mới có hy vọng.
- Xem Khai trương: chưa nên, nên thay đổi mục tiêu sự việc.
- Xem buôn bán và giao dịch: đòi hỏi sự chân thành của cả hai bên mới có hy vọng.



Nguồn: Quang Tuệ